Tụ bù hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điện. Tụ bù được sử dụng với một số chức năng quan trọng trong mạch điện. Vậy bạn hiểu gì về tụ bù? Hôm nay AT Đông Dương sẽ cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo, phân loại cũng như công dụng của tụ bù nhé!
1. Khái niệm tụ bù
Tụ bù là nhóm vật dẫn đặt cạnh nhau và được tách biệt bằng lớp điện môi cách điện, có tác dụng tích tụ và phóng đi nguồn điện trong mạch điện. Tụ bù còn được mọi người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi.
Tụ bù có khả năng tích điện tại một hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung.Trong toàn bộ các thiết điện, tụ bù được sử dụng nhằm bù công suất phản kháng để tăng hệ số công suất cosφ, đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền công suất phản kháng. Chính vì vậy, việc lắp tụ bù là rất cần thiết, giúp tiết kiệm và giảm được rất nhiều tiền điện đóng cho cơ quan điện lực.
2. Cấu tạo Tụ bù
Thành phần cấu tạo của tụ bù là loại tụ giấy được tẩm dầu đặc biệt, gồm các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Tất cả được cố định tại một bình hàn kín, hai đầu cực được đưa ra bên ngoài.
3. Tụ bù gồm những loại nào?
Tụ bù được phân loại dựa theo cấu tạo và điện áp
3.1. Tụ bù phân loại theo cấu tạo: Gồm có tụ bù khô và tụ bù dầu.
Tụ bù khô là loại có dạng bình tròn thon dài, với thiết kế nhỏ nhắn, gọn gàng, khối lượng nhẹ nên thuận tiện cho việc lắp đặt, thay thế, tiết kiệm diện tích, giá cả rẻ.
Tụ bù dầu là loại có dạng bình hình chữ nhật, có độ bền cao hơn tụ bù khô, thường được dùng cho các hệ thống bù công suất cao, chất lượng điện xấu.
3.2. Tụ bù phân loại theo điện áp: Gồm tụ bù hạ thế 1 pha và tụ bù hạ thế 3 pha.
Tụ bù hạ thế 1 pha: là các loại điện áp 230V, 250V.
Tụ bù hạ thế 3 pha: là các loại điện áp 230, 380, 400, 415, 440, 525, 660, 690, 720, 1100V. Nhưng được sử dụng nhiều nhất là loại điện áp 415V và 440V. Tụ bù 415V dùng phổ biến ở các hệ thống điện áp ổn định duy trì mức điện áp khoảng 380V. Tụ bù 440V sử dụng tại các hệ thống điện áp cao hơn.
4. Công dụng của tụ bù điện
Tụ bù điện được sử dụng trong rất nhiều loại hệ thống điện, lưới điện khác nhau, tụ bù có tác dụng bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosphi nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống điện và lưới điện. Sử dụng tụ bù điện có thể làm giảm được một khoản tiền điện đáng kể hàng tháng.
Tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: thiết bị đóng cắt (aptomat), thiết bị điều khiển (contactor), cuộn kháng lọc sóng hài, bộ điều khiển tụ bù, thiết bị đo, hiển thị,…
Trên đây là một số chia sẻ về tụ bù mà AT Đông Dương giới thiệu đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm những kiến thức thú vị và hữu ích. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn nhớ liên hệ đến AT Đông Dương nhé!