Tụ bù là một hệ gồm hai vật đặt gần nhau được ngăn cách bởi một lớp cách điện. Nó có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện thường được đặt trong một bình hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài. Tụ bù có thể giảm tổn hao công suất và nâng cao công suất phản kháng để giảm lượng tiền điện phải trả. Vậy nguyên lý hoạt đông của tụ bù là gì? Bạn hãy cùng AT Đông Dương trả lời câu hỏi trên ở bài viết sau nhé!
1. Công dụng của tụ bù
Thường được sử dụng với mục đích tăng công suất phản kháng để nâng cao công suất nhằm đảm bảo hoạt động của mạng lưới điện.
Đảm bảo an toàn và làm hệ thống điện hoạt động thông minh hơn, ổn định hơn.
2. Nguyên lý hoạt động của tụ bù
Hoạt động chủ yếu của tụ bù là dựa trên nguyên lý nâng cao công suất phản kháng. Công suất phản kháng là công suất không sinh ra công hữu ích trong quá trình biến đổi từ điện năng thành dạng năng lượng khác.
Càng hiện đại thì nhu cầu về sử dụng điện để tải các thiết bị (công suất tác dụng) ngày càng tăng. Vì thế công suất phản kháng phải đáp ứng đủ thì mới có thể hoạt động hệ thống tốt được. Tổng hợp của hai công suất trên gọi là công suất biểu kiến có đơn vị là VA hoặc KVA. Ba loại công suất này có một mối quan hệ qua công thức:
S2 = P2 + Q2
P = S. cosϕ
Q = S. sinϕ
Trong đó:
S là công suất biểu kiến
P là công suất tác dụng
Q là công suất phản kháng
Với các công thức trên thì hệ số cos ϕ càng nâng cao thì khi tải điện sẽ sinh ra càng nhiều công. Khi bạn sử dụng tụ bù- thiết bị chỉ cung cấp công suất phản kháng, sẽ giúp cho công suất tác dụng tăng lên.
Trong quá trình truyền tải điện năng, dòng điện sẽ làm dây dẫn bị nóng lên. Điều này tạo ra khả năng sụt áp trên đường dây tải điện. Dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến nên khi sử dụng tụ bù thì sẽ có tác dụng:
- Đường dây dẫn sẽ trở nên mát hơn
- Có thể giúp đường dây tải được nhiều hơn
3. Tụ bù có tiết kiệm được điện không?
Trong hệ thống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của các gia đình hay doanh nghiệp – việc sử dụng điện đang được chú ý. Vì sử dụng nhiều thiết bị cảm kháng như các động cơ, biến áp, … các thiết bị đo tiêu thụ công suất hữu công P (kW) và vô công Q (kVar) gây hao tổn cho hệ thống điện sử dụng. Với những tác động đó gây nên sự quá tải, sụt áp, … ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giải pháp lắp tụ bù là để giảm công suất phản kháng cũng như tăng công suất. Cũng là để giảm chi phí khi sử dụng điện mà không vi phạm luật pháp. Luật quy định cosφ phải đạt thấp nhất là 0.9. Nếu sử dụng dưới thì có thể bị phạt tiền nhưng với phương thức sử dụng tụ bù thì bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều mà không phạm luật.
Vì bạn có thể cài đặt luôn ở ngưỡng 0.9 cho tụ. Tụ bù còn giúp hệ thống điện được bảo vệ và không gây hao tổn nhiều trên đường dây dẫn làm tăng tuổi thọ hơn cho dây và tiết kiệm chi phí đầu tư vào các thiết bị có chức năng tương tự.