Cấu tạo các phần tử chính của lưới điện

Lưới điện có 2 phần tử cơ bản chính: đường dây và trạm biến áp. Ngoài ra có tụ bù là phần tử tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối điện năng. Các phần tử điều khiển, bảo vệ: máy cắt, máy cắt tự đóng lại, dao cách ly, rơ le bảo vệ, thiết bị chống quá điện áp, kháng bù… 

1. Đường dây

1.1 Trên không

  • Cột: thép, bê tông cốt thép.
  • Sứ cách điện: sứ đứng, sứ treo.
  • Các phụ kiện khác: tạ chống rung, thiết bị cân bằng điện trường trên chuỗi sứ, thiết bị chống sét,…
  • Dây dẫn: dây nhôm, nhôm lõi thép AC, ASCR, nhôm hợp kim, nhôm lõi chất tổng hợp, dây dẫn rỗng.

Đối với dây dẫn nhà chế tạo cho biết:

  • Tiết diện hiệu dụng;
  • Tiết diện phần nhôm và thép (nếu là dây AC);
  • Dãy tiết diện tiêu chuẩn – mm2: 16; 25 ; 50; 70; 95; 120; 150; 185; 240; 300; 400; 500…;
  • Dòng điện phát nóng cho phép ICP (A);
  • Điện trở đơn vị (Ω/km);
  • Đường kính (mm);
  • Trọng lượng đơn vị (daN/m hay kG/m);
  • Lực kéo giới hạn (daN);
  • Điện áp định mức (kV);
  • Khả năng quá tải với dây cáp.

 

1.2 Cáp ngầm

Có thể đi trong đất, các hầm cáp, tunel cáp, rãnh cáp… có các bộ phận nối cáp, đưa cáp vào trạm…

1. Lõi dẫn điện bằng đồng hay bằng nhôm; 2. Lớp cách điện của từng pha; 3. Đại cách điện chung cho cả 3 pha; 4. Lớp vỏ bảo vệ bằng chì hay bằng nhôm; 5. Lớp đệm dưới vỏ; 6. Vỏ bọc bằng thép; 7. Lớp phủ bảo vệ; 8. Lớp chèn đầy khe hở.

Hình về cáp

Cấu tạo của cáp: Cáp có thể có 1, 2, 3 hay 4 lõi bằng dày vặn xoắn đồng hay nhôm. Có nhiều lớp cách diện bằng giấy, chất tổng hợp hay cao su, ngoài có vỏ bằng nhôm, ngoài cùng có thế có đai bằng bản thép cuốn bên ngoài để bảo vệ.

1.3 Cáp treo

Các cột, dây thép căng, các hộp phân nhánh và đấu phụ tải… Cáp treo còn gọi là dây vặn xoắn, không có vỏ kim loại.

1.4 Thanh dẫn, ống dẫn

Bằng đồng hay nhôm cho lưới diện trong nhà.

2. Trạm biến áp

Trạm biến áp gồm có máy biến áp và các thiết bị phân phối; bảo vệ đo lường và điều khiển… sắp đặt trong một hệ thống nhất định làm nhiệm vụ biến đổi điện áp và phân phối điện năng.

Có 2 loại trạm biến áp: trạm tăng áp và trạm giảm áp.

  • Trạm tăng áp chủ yếu là ở các nhà máy điện
  • Trạm giảm áp có các loại:
    • Trạm trung gian khu vực, biến đổi điện áp từ cao áp và siêu cao áp xuống cao áp: 500/220/110, 220/110/6… 35kV, cấp điện cho lưới truyền tải và lưới phân phối;
    • Trạm trung gian địa phương, biến đổi điện áp từ cao áp sang trung áp: 110… 220/6… 35kV, cấp điện cho lưới phân phối;
    • Trạm phân phối hay trạm phụ tải: biến đổi diện áp từ trung áp sang hạ áp, cấp điện cho lưới hạ áp.

Máy biến áp có các loại tương ứng với trạm biến áp: máy biến áp tăng áp, giảm áp. Ngoài ra còn máy biến áp đặc biệt: máy biến áp điều chỉnh điện áp (gọi tắt là máy điều chỉnh điện áp), máy biến áp cách điện có tỷ số biến đổi điện áp 1/1…

Theo cấu tạo cuộn dây có các loại máy biến áp:

  • Máy biến áp dây cuốn: có các loại 3 pha 3 dây cuốn, 3 pha 2 dây cuốn, 1 pha 2 dây cuốn.
  • Máy biến áp tự ngẫu: 3 pha có thêm cuộn dây độc lập, 1 pha.

Ba máy biến áp 1 pha cao và siêu cao áp được nối với nhau thành máy biến áp 3 pha để sử dụng. Còn máy biến áp 1 pha hay 2 pha trung áp/hạ áp được sử dụng trực tiếp.

Theo điều chỉnh điện áp có:

  • Điều áp dưới tải
  • Điều áp ngoài tải

Máy biến áp được cho các thông số:

  • Loại máy: số pha, dây cuốn hay tự ngẫu…
  • Công suất định mức S – MVA.
  • Điện áp định mức các phía cao trung và hạ – kV.
  • Hệ thống điều chỉnh điện áp: số lượng đầu phân áp, khả năng điều chỉnh của mỗi đầu, điều áp dưới tải hay ngoài tải.
  • Các thông số thí nghiệm:
    • Tổn thất công suất không tải, kW;
    • Tốn thất công suất ngắn mạch, kW;
    • Điện áp ngắn mạch, %;
    • Dòng điện không tải, %;
  • Điện trở và điện kháng, 2 thông số này có thể tính từ các thông số thí nghiệm.

Tổ đấu dây của máy biến áp cần chọn như nhau trong một hệ thống, các tổ đấu dây thường dùng của máy biến áp 2 dây cuốn.

 

Máy biến áp 3 dây cuốn thường dùng tổ đấu dây: Sao – sao – 0/tam giác 11. Cuộn thứ ba luôn đấu tam giác để triệt tiêu thành phần bậc 3 của dòng điện, cuộn này có thể không mang tải hoặc mang tải nhẹ cho tự dùng… nên công suất nhỏ hơn công suất 2 cuộn chính. Trong trường hợp cuộn thứ 3 dùng cho lưới điện nối đất trung tính thì phải đặt thiết bị nối đất nhân tạo trên thanh cái của cuộn này.

 

3. Tụ bù, kháng

Là phần tử rất quan trọng trong lưới điện.

Có tụ bù ngang và tụ bù dọc, có kháng điện bù ngang và bù dọc.

  • Tụ bù ngang: Vì lý do kinh tế công suất phản kháng của các nhà máy điện không đủ đáp ứng yêu cầu của phụ tải điện, do đó trong hệ thống điện cần phải đặt các tụ bù như một nguồn công suất phản kháng bổ sung. Ngoài ra tụ bù còn được sử dụng để giảm tổn thất điện năng và để điều chỉnh điện áp.
  • Tụ bù dọc:
    • Để giảm cảm kháng đường dây điện nhằm mục đích giảm tổn thất điện áp trong các đường dây điện trung áp quá dài.
    • Để tăng khả năng tải, giảm tổn thất điện áp trên đường dây điện siêu cao áp.
  • Kháng bù ngang: Hoạt động như một phụ tải cảm tính, để triệt tiêu ảnh hưởng của dung dẫn của đường dây điện siêu cao áp trong chế độ min và không tải.
  • Kháng bù dọc: giảm dòng điện ngắn mạch trong lưới điện cáp trung áp nhằm chọn được thiết bị phân phối rẻ hơn.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Hotline: 096 266 3333 – 096 883 6666
Email: kinhdoanh@atdongduong.com
Website: atdongduong.com

096 266 3333